Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Chất trữ tình trong thơ Bành Thanh Bần

Ảnh internet

Xưa nay, trong lĩnh vực văn chương, âm nhạc có nhiều văn nghệ sỹ đã có công gieo được vào nỗi nhớ của bao thế hệ độc giả bằng những tên gọi mang theo truyền thuyết của miền quê, đất nước, con người từ Trung Di đỏ, Cao Nguyên xanh, đến Thành Phố, Biển khơi…

Giờ đây Bành Thanh Bần lại góp thêm những tên đất, tên người, Đá Chuông, Vật Lại, Thành cổ, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Tản Viên Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Tản Đà, Thiên Sơn, Hồ Tiên Sa… Những địa danh kiêu hùng của Non Tản Ba Vì, của Thành Phố Sơn Tây Xứ Đoài mây trắng, của Hà Tây yêu thương. Thơ Bành Thanh Bần là sự chiêm nghiệm, suy tư và luôn tràn đầy niền tin yêu cuộc sống:

“Hôm nay anh lại về đây
Lại bâng khuâng nhớ cái ngày mới quen
Tiên Sa: Hôm ấy gặp em
Tiếng cười lảnh lót trao nghiêng mặt hồ…
Trời xanh, xanh đến thẫn thờ
Nước trong, trong đến ngẩn ngơ mái chèo,”

(Trở lại Tiên Sa)


Không chỉ có hoài niệm và nỗi nhớ, anh còn có nhiều bài thơ tự vấn cõi lòng đến ra diết. anh trăn trở về lối sống của một trong số những người đàn ông không chung thủy, bồ bịch, vợ lớn, vợ bé, để mặc những người vợ thủy chung, gánh vác công việc gia đình nuôi con khôn lớn và chờ ngày người chồng tỉnh ngộ:

“ Dù bây giờ anh vẫn
Đang lạc vào bến mê
Con vẫn mong anh về
Em vẫn đợi anh về
Anh ơi…”
(Em vẫn đợi anh về).

Chất thơ của Anh là chất thơ trong cuộc sống thường nhật, thiên nhiên và con người được anh khai thác, cảm nhận với những suy tư rung động tinh tế:

“ Em ngồi đan áo chiều Đông…
Anh muốn biến thành sợi len tơ
Quấn quýt tay em những phút giờ…
Dệt lên từng mảnh, đan thành áo
Che gió đông về dệt ước mơ”

(Đan áo)

Anh cũng viết thơ tình như bao nhà thơ khác, những bài thơ viết cho mọi người, viết cho những người đang yêu, đã yêu và sẽ yêu. Thơ anh đa dạng về cung bậc tình cảm, nhiều sáng tạo về từ, từ và nhịp với các trạng thái khác nhau nhưng đến cuốn hút. Đó là nỗi hồi hộp:

“Ngay cả tiếng đạp rộn ràng
Cũng đã thuộc về em”

(Vô đề)

Là sự thấu hiểu và cảm thông trong tình yêu, lấy cảnh ngụ tình:

“ Những con thuyền chở tình yêu
Dập dềnh rỡn sóng tiếng reo dậy Hồ…
Nghe trong lời gió xôn xao
Cõi trần nào có khác nào cảnh tiên.”

(Trở lại Tiên Sa):

“ Khăn choàng Tiên nữ đánh rơi
Để mây núi Tản Muôn đời vẫn bay”

(Truyền thuyết Hồ Tiên Sa)

Quá khứ của một thời trai trẻ trong quân ngũ trận mạc chiếm vị trí không nhỏ và phần nào đã tạo nên nền móng của hồn thơ anh. Đất nước hòa bình, phấn đấu để trở thành một Doanh nhân trong lĩnh vực Du Lịch, Anh càng thấm thía hơn ý nghĩa về gia đình, quê hương, đất nước, chiếc nôi đã nuôi dưỡng để mọi người được lớn khôn thành đạt. Bài thơ “ Chào Sơn Tây thành phố Xứ Đoài” Quê hương thứ hai của anh, là một bản hùng ca, ca ngợi những chiến công hiển hách của cha ông:

“Phùng Hưng – Ngô Quyền hai lần đánh tan quân xâm lược
Hào khí Văn Lang dậy sóng Bạch Đằng”
Khi đất nước đã sạch bóng thù, để cuộc sống của nhân dân Sơn Tây được ấm no Hạnh Phúc:
“Đảng lại cùng nhân dân thao thức…
Những mái đầu thêm bạc từng đêm…”
Và anh tin tưởng vào tương lai của thành phố Sơn Tây
“ Ơn Đảng quang vinh đã dẫn lối chỉ đường
Đưa Sơn Tây đi trên đường lớn
Bầu bạn bốn phương giang tay chào đón
Thành Phố Xứ Đoài đanh vươn tới Tương lai!”

Bài thơ “Cây Đa Bác Trồng” của anh là một bài thơ sâu lắng viết về Bác Hồ kính yêu và Tết Trồng cây hàng năm của Đất nước do Người khởi xướng. Đòng thời là sự biết ơn của các Doanh nghiệp hoạt động Du Lịch dưới chân non Tản Ba Vì.

“Bài ca này là những nén tâm nhang
Dưới tán đa Bác trồng, chúng con thành tâm dâng lên Bác
Trên đỉnh Tản Viên xanh ngút ngát
Bác vẫn chỉ đường dẫn lối chúng con đi!”

Là một người quản lý Doanh nghiệp Du Lịch, Anh đã ghi lại những khoảnh khắc trước vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, tạo nên một mảng thơ riêng về thiên nhiên. Mỗi câu thơ là sự chắt lọc từ cảm xúc, nhận xét tinh tế, khái quát nét đặc trưng của mỗi vùng đất, về tự nhiên cũng như lịch sử Văn hóa. Đó là Bên cây đa Bác trồng, là Tản Viên Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, Tản Đà, Thiên Sơn, Hồ Tiên Sa…
Thơ Bành Thanh Bần mang nặng chất chữ tình, trong đó nhiều bài thơ có nhạc điệu. Bởi vậy, nhiều nhạc sỹ đã phổ nhạc cho thơ Anh chắp cánh, ngợi ca Đất nước, Con người, Quê hương Hà Tây được nhiều người, nhiều du khách yêu mến.
Đó cũng là thế mạnh trong việc sáng tác thơ của anh.
Thanh Bần đang tiếp tục bước đi và “ Gieo cấy trên con đường nghệ thuật thi ca” để định hình một phong cách rõ nét. Hy vọng và chờ đón được nhiều thi phẩm nữa của anh trong tập thơ “ Những chặng đường của một doanh nhân” Sẽ xuất bản trong thời gian tới.


Tháng 12/2007
Mai Linh
Hội nhà Báo Hà Tây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét